Truyền Thừa

PHÁI TAM NGUYÊN VÔ THƯỜNG


1. Sơ đồ truyền thừa phái vô thường



2. Các tổ sư phái vô thường

2.1. Giới thiệu

Lịch sử của phái Tam nguyên bắt đầu từ Tưởng Đại Hồng đời nhà Minh. Tưởng Đại Hồng sau đó thì truyền lại phép Huyền Không cho Khương Diêu. Khương Diêu sau đó truyền cho Chương Trọng Sơn. Đến đời của Chương Trọng Sơn thì thiên hạ ai cũng xưng là chân truyền Huyền Không từ Tưởng Đại Hồng nên có đến 6 phái tranh nhau lấy danh Huyền Không là (gọi là Lục Đại Phái): Phái Vô Thường, Phái Quảng Đông (hay còn gọi là Nam Phái), Phái Thượng Ngu, Phái Điền Nam, Phái Tương Sở, Phái Tô Châu. Tuy là 6 phái cùng tranh luận nhưng rốt cuộc thì Phái Vô Thường của Chương Trọng Sơn được xem là nổi bật nhất, có nhiều điểm về lý luận, hệ thống tương ứng với kiến thức của Tưởng Đại Hồng nên phái Vô Thường được người đời xem là Huyền Không chân truyền. Tiểu sử các bậc tiên hiền của Huyền Không thì nhiều, bài viết này chỉ trích dẫn hai người tiêu biểu là Tưởng Đại Hồng và Chương Trọng sơn.

Một là, tiểu sử Tưởng Đại Hồng. Cuối đời nhà Minh tiếp đầu đời nhà Thanh. Trong giới Phong Thủy học bỗng xuất hiện một nhân vật gây sóng gió trong Phong Thủy Học. Đó là Tưởng Đại Hồng (1616 – 1714).  Ông tên thật là Kha, tự là Bình Giai, còn có tên là Chư Sinh, Văn Giai, hiệu là Tống Dương Tử – Đạo Hiệu là Vân Gian Đạo Nhân, môn nhân học trò xưng ông là Đỗ Lăng Phu Tử. Tưởng Tiên Sinh xuất thân là một Văn Sĩ lúc đầu theo học Phong Thủy Học của Tam Hợp Phái. Sau này cảm thấy không thỏa mãn, Ông bèn khăn gói lên đường Tầm Sư Học Đạo. Bước chân của họ Tưởng trải qua bao đường đất không ai biết, chỉ biết một thời gian dài sau ông bắt đầu viết sách công khai quảng bá cho một bộ môn Phong Thủy Học mới lạ. Đó là Huyền Không Phi Tinh. Theo một số truyền thuyết ghi lại, ông được Vô Cực Tử Đạo Nhân truyền thụ Huyền Không, được Ngô Thiên Trụ truyền dạy Thủy Long Pháp, được Vũ Di Đạo Nhân truyền Dương Trạch Pháp. Sự công bố và quảng bá này đã gây lên một cuộc tranh cãi sôi nổi, một cuộc “Bút Chiến” kéo dài gần 100 năm. Đặc biệt mặc dù công bố và quảng bá cho Huyền Không Phi Tinh nhưng tất cả các kỹ thuật của Huyền Không Phi Tinh cũng như nguồn gốc học thuật của mình Tưởng Tiên Sinh đều tỏ ra rất huyền bí. Ông thường nói ông được Vô Cực Tử Đạo Nhân chân truyền học thuật Huyền Không. Nhưng cái tên Vô Cực Tử không thể tìm đâu ra hình tích. Nhưng thật sự các lý luận của Tưởng Đại Hồng đã cho thấy ông nắm rất vững học thuật Huyền Không này. Các chứng tích về Phong Thủy do Ông tạo tác còn đến ngày nay cũng đã chứng tỏ điều đó. Các kỹ thuật của Tưởng Đại Hồng được bảo mật rất kỹ. Nó chỉ được truyền thụ cho một số ít học trò tâm đắc, mặc dù ông có nhiều học trò. Các tác phẩm của Ông gồm: “Địa Lý Biện Chính”, “Địa Lý Biện Ngụy”, “Quy Hậu Lục”…Theo truyền nhân đời 83 của Phong Thủy Tưởng Thị hiện nay là Pháp Hinh Cư Sĩ đang sống tại Đài Nam – Đài Loan thì học thuật của Huyền Không Phong Thủy Tưởng Thị đặc sắc gồm bốn cột trụ lớn của Lý Khí Phong Thủy của Tưởng Công là: Ai Tinh (Chia làm 24 Sơn Ai Tinh Đại Quái và 64 Quái tiểu quái Ai Tinh), Thiên Tinh (Vận dụng thất chính tứ dư chọn ngày, cách Cục bố Cục), Quan Thần (Bát Quan Quan Thần và 12 Quan Quan Thần), Quái Khí (14 Quái Khí), thiếu một không thành.

Hai là, tiểu sử Chương Trọng Sơn. Ông họ Chương, tự là Trọng Sơn, hiệu là Vô Tâm Đạo Nhân, chỗ ở là “Thiên Mặc Am”, người Vô Tích Giang Tô. Phái Huyền Không từ Vô Tích, phát triển khắp Thường Châu nên người bên ngoài thường gọi là Vô Thường Phái. Vô Thường Phái lấy sự biến đổi vô thường làm sáng chỉ của phái. Chương Trọng Sơn là người cự phách của Huyền Không Địa Lý sau Tưởng Đại Hồng, Vũ Tiến Lý đã ca ngợi “Độc ngữ chân thuyên, thục thôi sinh khắc chế hóa chi dụng, cát hung tiêu trưởng chi lý, Thần minh kỳ đạo vu đại giang nam bắc tam thập niên – Tức là: Một câu là rõ ràng, đã nhuần nhuyễn cách dùng sinh khắc chế hóa, tốt xấu tiêu trưởng cũng rõ lý, là bậc Thần Minh suốt hai bờ nam bắc Trường Giang 30 năm”. Sách ông viết gồm “Biện Chính Trực Giải”, “Lâm Huyệt Chỉ Nam”, “Thiên Nguyên Ngũ Ca Giản Nghĩa”, “Tâm Nhãn Yếu Chỉ”, “Huyền Không Yếu Chỉ” . Trở thành người kế tiếp sau Tưởng Đại Hồng thành một lãnh tụ của Huyền Không. Trải qua đời con đời cháu các thế hệ vẫn tiếp nối. Học trò có: Đồng Hương Trần Liễu Ngu, Trường Châu Kha Viễn Phong, Kim Quỹ Tiền Kinh Sơn, Ngô Huyện Từ Gia Cốc, Hồ Châu Trần Đào Sinh, Kim Quỹ Đào Khang Cát. Đến đầu đời Dân Quốc, hay có người là truyền nhân của Vô Thường Phái hành thuật bí mật trong đời, cầu được thật không dễ. Sách do Chương Trọng Sơn viết công khai không nhiều, con cháu môn sinh cũng không viết sách lưu truyền.

Chương Trọng Sơn truyền đến Dương Cửu Như, Dương Cửu Như lại truyền dạy cho Đàm Dưỡng Ngô. Đàm Dưỡng Ngô dạy cho nhiều học trò; trong đó có Diễn Bản và Hư Minh. Hòa thượng Hư Minh truyền thụ cho Đại Sư Lưu Dục Tài. Đại Sư Lưu Dục Tài phát nguyện truyền bá kiến thức Phong Thủy Huyền Không cho tất cả những ai có tâm, hữu duyên với ông. Trong suốt 30 năm giảng dạy và tư vấn (từ 1984 – 2014) Đại sư đã đào tạo ra rất nhiều thầy Phong Thủy nổi tiếng ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, để có kiến thức đầy đủ về Phi Tinh, Đại Quái, Lục Pháp vẫn cần nhân duyên rất lớn.

Tam nguyên là một trường phái phong thuỷ cổ điển, rất nổi tiếng được giảng dạy tại học viện phong thủy Quốc tế với các môn như Huyền Không Phi Tinh, Huyền Không Đại Quái, Huyền Không Lục Pháp và Tam Nguyên Kỳ Môn Độn Giáp Phong Thuỷ. Đặc trưng của trường phái Tam Nguyên chính là rất chú trọng vào thời gian, cùng mối liên hệ Thiên Địa Nhân. Tam Hợp Phái chú trọng phần Loan Đầu. Tam Nguyên Phái được công bố sau Tam Hợp. Tuy nhiên trường phái Tam Nguyên lại chính thức được sử dụng trong Hoàng gia, cho các triều đại Đế vương. Còn Tam Hợp thì lại có vẻ gần gũi dân gian hơn, bởi thế học thuật của nó phổ biến hơn trong dân gian.

2.2 Pháp Sư Đàm Dưỡng Ngô (Tan Yang Wu)

Tổ Sư Đàm Dưỡng Ngô – Huyền Không Vô Thường Phái
Pháp Sư Đàm Dưỡng Ngô bắt đầu nghiên cứu Phong Thủy khi 19 tuổi dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của Pháp Sư Dương Cửu Như khi đó đã 70 tuổi. Sau đó ông học Phong Thủy từ một Pháp Sư khác và nhận ra sở học này không chính xác. Hiểu được điều này, thông qua một tờ báo, ông xin lỗi cộng đồng về những lỗi lầm đáng tiếc và hứa sẽ đền bù và cải thiện Phong Thủy cho các khách hàng trước đây mà không lấy phụ phí.

Năm 1922, Pháp Sư Đàm Dưỡng Ngô bắt đầu học Phong Thủy tại trường số 716 đường Chentu, Thượng Hải, trong khi vẫn tiếp tục thực hiện những cuộc nghiên cứu. Năm 1923, ông xuất bản quyển sách đầu tiên có tựa đề “Đại Tam Nguyên Huyền Không Phong Thủy” chú trọng đến phần lý thuyết của Dương Trạch và Âm Trạch Phong Thủy.

Năm 1924, ông xuất bản quyển sách thứ hai cùng tên với quyển một và nhấn mạnh đến những kinh nghiệm thực tế, phân tích và nghiên cứu mà ông đã thực hiện qua nhiều năm. Quyển sách chủ yếu dành để bán ở Trung Quốc, nhưng không may, thời gian đó quân Nhật chiếm đóng, tiếp theo sau là cộng sản nắm quyền, tất cả sách vở đều bị đốt hoặc tiêu hủy, chỉ còn một vài cuốn. Để tránh nguy cơ tuyệt bản, Pháp Sư Hư Minh đã giữ lại được vài cuốn sách của Pháp Sư Đàm. Các sách này sau đó được Pháp Sư Leyau cất giữ và tái bản.

Cũng nên nói rằng cùng với sự tiêu hủy không may của các sách này, chỉ còn duy nhất Pháp Sư Eu See Ying @ Diển Bản và Pháp Sư Hư Minh lưu truyền được cho đời sau các kiến thức.

2.3 Pháp sư Eu See Yin (Yen Pen)

Pháp Sư Diễn Bản – Vô Thường Phái
Pháp sư Eu See Yin @ Diễn Bản là một trong những đồ đệ của Pháp sư Đàm Dưỡng Ngô. Đã được học tất cả từ người Thầy thông thái và có được những kinh nghiệm thực tế, pháp sư Eu See Yin @ Diễn bản đã xuất bản 3 cuốn sách để bán. Quyển đầu tiên xuất bản vào cuối thập niên 1920. Ba quyển sách đều có tựa đề “Lý thuyết và những trường hợp nghiên cứu về phong thủy Dương Trạch”. Quyển thứ ba cũng có cùng tựa đề nhưng được viết bởi một trong các đồ đệ của ông khi Pháp sư Eu See Yin @ Diễn Bản ở Trung Quốc, ghi lại những nghiên cứu về Phong Thủy Âm trạch và Dương trạch.

Quyển thứ nhất có 195 trường hợp, quyển 2 có 260 trường hợp. Những trường hợp này đều có ghi rõ tên chủ nhà, địa chỉ nhà và năm, tháng theo âm lịch, và những ghi chép trước khi kiểm tra và kết quả sau khi được sửa đổi. Có những nơi rất xa và rộng. Ông đi khắp các tỉnh của Trung Quốc, Borneo, Jaca và Sumatra, Peninsular Mã Lai, Tân gia ba, Ấn Độ và Thái Lan. Các trường hợp này đều được phân tích và ghi lại, làm nguồn dữ liệu nghiên cứu vô giá, được dùng cho các khóa học Phong Thủy như đã nói ở trên mà không có một tài liệu nào có thể sánh bằng. Trong trang 408 – 410 của quyển 3 có đề cập đến trường hợp chùa Kek Lok Si ở Penang mà mọi người biết rất rõ.

Trước khi nghiên cứu và phân tích về Phong Thủy, ông là một nhà giáo giảng dạy tại một trường Thiên chúa giáo ở Thượng Hải. Ở đó ông có nhiều xung đột với những người có thế lực của trường, vì ông là tín đồ Phật giáo. Vì chuyện này, ông từ chức và làm quản lý tại một nhà máy dệt. Ông lại tiếp tục gặp điều mâu thuẫn với tôn giáo của mình khi thấy DDT được phun ra để diệt trừ sâu bọ, trong Phật giáo không thể chấp nhận giết bất cứ sinh vật nào. Một lần nữa ông từ chức và muốn dành trọn thời gian để làm việc cho tôn giáo. Vì vậy, ông bắt đầu xuất bản tạp chí và giảng đạo.

Pháp sư Eu See Yin @ Diễn Bản đến Tân gia ba và trở thành tu sĩ, sau đó ông chuyển đến Nam Dương. Ở đó nhà của ông bị cháy buộc ông phải dời đến Mã Lai. Ông đến Penang và chuyển đến Cao nguyên Cameron, nơi đây ông điều hành chùa Sampo.

Năm 1950, vì lý do sức khỏe, ông quay về Penang, ở đây ông mở các khóa học Phong Thủy. Trong suốt thời gian này, Pháp sư Hoành Thuyền đã ghi danh và theo học Phong Thủy, sau đó ông trở thành chuyên gia. Điều này sẽ giải thích sau.
Năm 1957, Pháp sư Eu See Yin @ Diễn Bản qua đời, một năm sau khi gặp Pháp sư Hư Minh.

2.4 Pháp Sư Hư Minh (SUI BENG)

Pháp Sư Hư Minh – Vô Thường Phái
Pháp Sư Hư Minh học Phong Thủy từ Tổ sư Đàm Dưỡng Ngô khoảng thời gian Đệ nhị thế chiến. Ở tuổi 19, Hư Minh trở thành một tu sĩ Phật giáo. Khi 38 tuổi, Pháp Sư đến Penang, Mã Lai làm việc trong một ngôi chùa và mang theo nhiều sách của Pháp Sư Đàm Dưỡng Ngô. Ông cũng là một nhà nghiên cứu thảo mộc, một đông y sĩ và đã có uy tín với công thức sản xuất dầu gió chữa bệnh “sampo”.

Lúc đầu ông đi khắp Peninsular Mã Lai để giảng pháp Phật giáo và chữa bệnh cho mọi người bằng dầu gió của ông. Năm 1956, khi đang làm việc tại Chùa Sampo thuộc Cao nguyên Cameron, ông gặp Pháp Sư Eu See Ying @Diễn Bản, người cũng được nói đến ở đây. Ở đó ông phát hiện ra cả hai đều là đệ tử của Tổ sư Đàm Dưỡng Ngô. Họ cùng nhau đàm luận về những kinh nghiệm Phong Thủy và hiểu được nhiều chi tiết thật tuyệt vời. Tuy nhiên, cuộc hợp tác của họ quá ngắn ngủi, vì Pháp Sư Eu See Ying @ Diễn Bản quay trở lại Penang và nơi đây ông đã mất vào năm 1957.

Vài năm sau, Pháp Sư Hư Minh bán bản quyền công thức dầu gió “sampo” cho một người Tân gia ba để mua một khoảnh đất nhỏ ở Johor Bharu, nơi đây ông xây chùa Quan Âm. Sau đó ông xây một ngôi nhà dành cho người già neo đơn và trẻ mồ côi chậm phát triển.

Năm 1983, ông nhận Pháp Sư Francis Leyau (Leyau Yoke Sai) là đệ tử sau khi Francis Leyau đến thăm và gặp được ông ở chùa Quan Âm. Điều thú vị đáng chú ý là chính Pháp Sư Hư Minh áp dụng Phong Thủy cho ngôi chùa và cùng với những ích lợi của Phong Thủy, ông đã có thể điều hành trại dành cho người già và trẻ mồ côi với số tiền được cúng dường hàng tháng 70,000RM (tiền Mã).

Năm 1997, Pháp Sư Hư Minh được cúng duờng 200,000 RM (tiền Mã) từ ngân sách liên bang theo lời yêu cầu của chính quyền đối với cộng đồng người Đông Nam Á. Ngày 5 tháng 7 năm 1998, Pháp Sư Hư Minh qua đời, để lại số tiền tiết kiệm hơn 10 triệu RM, hai khoảnh đất và một loạt 15 ngôi nhà của hàng hai tầng ở Kulai, Johor Bharu, tất cả đều cúng dường cho Giáo Hội Phật giáo Mã Lai.

Pháp Sư Francis Leyau đến thăm Pháp Sư Hư Minh vào ngày 2 tháng 5 năm 1998, 2 tháng trước khi Pháp Sư Hư Minh mất vào ngày 5 tháng 7 năm 1998.

2.5 Pháp Sư Hoành Thuyền (HUNG CHUAN)

Pháp Sư Hoành Thuyền - Vô Thường Phái
Thầy Hoành Thuyền tham gia các khóa học Phong Thủy của Thầy Diễn Bản vào thập niên năm 1950. Ông học Phong Thủy và trở thành một môn sinh rất xuất sắc, và chuyển sang làm tư vấn cho nhiều người giàu có và nổi tiếng ở Tân gia ba.

Trong Nam Dương Thương Báo – xuất bản chủ nhật 12 tháng 4 năm 1987, có một bài về một trong những nhà phân tích Phong Thủy do Thầy Hoành Thuyền viết có liên quan đến khách sạn Hyatt ở Tân gia ba.

Ông làm công việc phân tích này vào năm 1973 khi tỷ lệ người định cư ở Hyatt là 40%. Vào thời kỳ đổi mới năm 1973, Thầy Hoành Thuyền chọn ngày giờ tốt để khai trương một vòi nước phun vào lúc 10 giờ sáng. Đến 2 giờ chiều cùng ngày, khách sạn Hyatt nhận được một cuộc điện thoại rằng chuyến bay 747 đã bị hoãn và cần phòng cho 380 khách. 4 ngày sau khi sửa đổi, khách sạn Hyatt đã kín chỗ. Tính toán và tổng kết lại, khách sạn Hyatt có số người ở tăng thêm 57% trong năm đầu, 69% trong năm thứ hai và 75% trong năm thứ 3. Ông cũng dự đoán rằng sau 10 năm tính từ ngày có bảng phân tích, khách sạn Hyatt sẽ mở một cửa chính thứ hai, điều đã xảy ra năm 1984. Thật đáng kinh ngạc, năm 1979, Hyatt chiếm tỷ lệ 100% khách đến ở, và khách sạn đã phải khuếch trương rộng hơn, điều mà đúng như dự đoán đã được xảy ra vào năm 1984.

Chúng tôi đươc biết Thầy Hoành Thuyền đã chỉ dẫn Khách sạn Hyatt Tân gia ba rằng việc đổi mới cần được thực hiện vào khoảng năm 1983-1984 để phù hợp với sự biến đổi trong vận khí của Phong Thủy từ thời kỳ 6 chuyển qua thời kỳ 7.

Tu sĩ Hoành Thuyền, quý nhân của Thủ tướng Tân gia ba Lý Quang Diệu đã được đón tiếp nồng hậu đến chùa Phor Kark See năm 1966.

2.6 Đại Sư Lưu Dục Tài (FRANCIS LEYAU)

Đại sư Lưu Dục Tài
Năm 1973, Pháp Sư Francis Leyau Yoke Sai bắt đầu nghiên cứu về Phong thủy Âm trạch và Dương trạch cùng với các Pháp Sư khác, cho đến khi ông gặp Pháp Sư Hư Minh năm 1983. Với kiến thức đã được thọ giáo từ những bài học của người Thầy này, năm 1984 ông bắt đầu mở các lớp Phong Thủy cả hai nơi ở Peninsular, Đông Mã Lai và Tân Gia Ba.

Trong thời gian hơn 24 năm, ông đã có hơn 100 môn sinh từ khắp nơi ông đã đi qua, kể cả các chuyên gia. Trong số các môn sinh, một số người đã trở thành Pháp Sư Phong Thủy, số khác cũng là những nhà thực hành và tư vấn.
Từ 1984 – 1986, ông là một nhà báo chuyên mục Phong Thủy và là người tư vấn cho Nhật Báo Sun Min, nơi đây ông đã viết nhiều bài báo và trả lời hàng loạt các câu hỏi từ độc giả. Năm 1984, ông được bổ nhiệm làm người giảng dạy Phong Thủy cho Hiệp Hội Khánh Giang ở Malacca, Mã Lai, ông từ bỏ công việc đó vào năm 1988. Từ 1992 – 1993, dựa vào bằng cấp và kinh nghiệm của ông, Hiệp hội Kinh Dịch ở Kuala Lumpur đã bổ nhiệm ông vào chức vụ Trợ giáo và Giảng Viên. Ông cũng là một cộng tác viên thường trực cho Tạp chí Phong Thủy cho Phụ Nữ năm 1993 và 1994.

Ông cũng hiểu biết rộng về Ngũ Hành, Bát Tự, Chọn ngày, Xem tướng tay, Đồng Thư, Phong Thủy Âm trạch và Dương trạch, Bát Quái, Kinh Dịch, v.v… ông đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu có liên quan đến mồ mả và lăng tẩm ở Trung Quốc của các triều đại nhà Tống, nhà Đường, nhà Minh và nhà Thanh cùng nhiều triều đại khác. Ông cũng đi thăm nhiều khu vực Phong Thủy quan trọng ở Trung Quốc và Hồng Kong để nghiên cứu sâu xa hơn về những sự kiện lịch sử quan trọng của Phong Thủy và tìm ra những lý do sụp đổ của những triều đại khác nhau ở Trung Quốc.

Ngoài việc là môn đồ duy nhất còn tại thế từ thế hệ thứ tư của trường phái Tan thuộc Tam Nguyên Phong Thủy, ông còn là người duy nhất giữ được bản gốc các bí kíp của Pháp sư Đàm Dưỡng Ngô. Tuy nhiên, trước đây vài năm, Pháp Sư Francis Leyau đã in lại các sách vở ở Đài Loan. Ông cũng đảm nhận công việc phân tích Phong Thủy cho nhiều khách hàng, ở cả hai tầng lớp bình dân và trí thức ở trong và ngoài nước Mã Lai.

Ngoài ra ông còn là người duy nhất ở Mã Lai thiết kế nhiều loại La bàn Phong Thủy. Các La Bàn được thiết kế để sự nghiên cứu phong thủy được hoàn mỹ hơn và thường cung cấp cho các môn sinh của ông, các nhà thực hành Phong Thủy và thậm chí cho các chuyên gia Phong Thủy khác.

Hiện tại, ông là Giảng viên, Tác giả và là nhà Tư vấn của Học viện Phong Thủy Trung Ương (CAFS). Ông vẫn tổ chức nhiều khóa học ở các trình độ khác nhau và có nhiều cuộc hội thảo về các đề tài khác nhau.

Các ấn chứng tiêu biểu

  • Kích hoạt khách sạn Park Hyatt Singapore.
  • Trấn yểm xây dựng đường tàu điện ngầm Singapore.
  • Tư vấn quy hoạch địa lý cho Lý Quang Diệu.
  • Có nhà tưởng niệm 4 tầng tại chùa Kong Meng San Phor Kark See.




Đại Sư Lưu Dục Tài (FRANCIS LEYAU) là truyền nhân đời thứ 4 duy nhất còn sống



Đào tạo ra cac Master nổi tiếng khắp thế giới.


 


CÁM CHÂU DƯƠNG CÔNG CỔ PHÁP

1. Sơ đồ truyền thừa Cám Châu Dương Công Cổ Phái



2. Các sư phụ bản phái

2.1 Đại sư phụ Lý Định Tín

Đại sư Lý Định Tín, sinh năm 1922 tại Cám Châu Giang Tây, năm 1939 ông tốt nghiệp Khoa Kỹ Thuật khóa 16 trường Học viện Quân sự Hoàng Phố, thành viên của hội học sinh Học viện Hoàng Phố.


Từng làm việc cùng với Tưởng Kinh Quốc tiên sinh. Thầy Lý có thiên chất thông minh, học hành giỏi giang, chuyên tâm nghiêm túc học tập, là đệ tử đích truyền của phong thủy tông sư Dương Ích (tự Quân Tùng, hiệu Cứu Bần).

Từ năm 1999 đến năm 2001, ông đã 3 lần được mới đến Thái Lan để giao lưu và trao đổi thuật phong thủy cùng Chủ tịch Hiệp hội phong thủy Trung Quốc là Trần Soái Phật, trong giới chính trị và Hoa Kiều tại Thái Lan ông có tiếng tăm và độ uy tín rất cao, ông được Tổng hội Công thương Thái Lan mời đảm nhận chức cố vấn đặc biệt, được Hội Dịch học phong thủy Thái Lan mời đảm nhậm vị trí cố vấn học thuật cao cấp, là phong thủy sư được các nhà lãnh đạo Hoa Kiều tại Thái Lan kính trọng.

Năm 2001, đồng ý lời mời của Trương Gia Giới đến tham gia thuyết trình tại Hội nghị văn hóa triết học toàn quốc hàng năm, bởi vì thầy Lý có hiểu biết phong phú và sâu rộng về phương diện phong thủy học từ xưa đến nay, nên được Hiệp hội Nghiêm cứu văn học triết học Trương Gia Giới ca ngợi là “ 600 năm mới có một người”, được xã hội biết đến rộng rãi với tư cách là bậc thầy phong thủy “Dương Công tái thế”.

Lý Định Tín tiên sinh, chuyện môn nghiên cứu và thực hành văn hóa Khách Gia Dương Ích trong hơn nửa thế kỷ.

2.2 Sư phụ Dương Khâm Văn

Dương Công Cổ Phái ( Cám Châu Dương Công Ngọc Xích Đường - Ganzhou Yang Gong Feng Shui Yu Che Tang ) có 3 pho cổ quyết được cho là lưu truyền từ thời Đại phong thuỷ sư Dương Quân Tùng truyền lại tới nay khoảng 1200 năm. Ba pho cổ quyết này được Đại sư Lí Tam Tố ( Ly San Su ) truyền xuống cho Đại sư Lí Định Tín ( Li Ding Xin ). Người hiện nay nắm giữ toàn bộ bí quyết này là Đại sư phụ Dương Khâm Văn ( Great Master Yang Kim Voon ).
Ba pho cổ quyết này lần lượt là

1. Thanh Nang Áo Ngữ ( Qing Nang Ao Yu )
2. Thiên Ngọc Kinh ( Tian Yu Jing )
3. Ngọc Xích Kinh ( Yu Che Jing )

Cả ba pho cổ quyết này đều được lưu truyền rộng rãi trên giang hồ với rất rất nhiều phiên bản và được nhiều đại tông sư các môn phái phong thuỷ phân tích bình chú. Không thể nói ai đúng ai sai, là bậc hậu sinh việc chúng ta cần thiết là học và tuân thủ theo mạch kiến thức được truyền dạy lại, đồng thời thực nghiệm để bổ khuyết. Riêng đối với Dương công cổ phái chúng tôi, ba pho cổ quyết này chính là hệ thống kiến thức xương sống không thể thiếu. Nội dung của ba pho quyết này bao hàm toàn bộ phần thực hành Dương Công như sử dụng Địa bàn chính châm, Thiên bàn phùng châm, 72 xuyên sơn long, 120 long, 240 long...Không nhâm ất
Trong ba pho quyết này thì Thanh Nang Áo Ngữ chính là kiến thức nhập môn về Tứ đại cục, phương pháp Điên Điên Đảo...
Kiên thức Dưng Công có Phái áp dụng hiệu quả trén địa hình lớn, xây dưng các công trình lớn Thập Tam Lăng, Tử Cấm Thành, vả nhiều công trinh khác ở Trung Quóc, đây cũng la kiến thức quan trọng và hiệu quả khi xây dựng các công trình dương trạch

Công trình tiêu biểu ứng dụng Dương Công cổ phái

Tử Cấm thành


Thập tam lăng các đời vua triều Minh


Giờ thập tam lăng là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Trung Quốc


Đăng nhận xét